Hiện nay, xử lý nước thải là một ngành rất được quan tâm. Một vấn đề thường xuyên mắc phải trong quá trình vận hành ở các hệ thống là vi sinh bị sốc tải. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra. Qua bài viết này, Tuấn Vũ sẽ đưa ra cụ thể những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng vi sinh bị sốc tải đừng bỏ qua bài viết này nhé!!!
Contents
Nguyên nhân và cách khắc phục vi sinh bị sốc tải trong xử lý nước thải
1. Lưu lượng tăng đột ngột
Lưu lượng tăng đột ngột xảy do doanh nghiệp tăng cường sản xuất hoặc tăng cường vệ sinh nhà xưởng thiết bị gây ra lượng nước thải tăng đột biến.
Lưu lượng tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lượng chất ô nhiễm và đồng thời làm giảm thời gian lưu của nước thải trong hệ thống. Hiệu quả xử lý khi lượng chất ô nhiễm tăng và thời gian lưu ngắn hơn đương nhiên sẽ không đạt yêu cầu chất lượng nước đầu ra. Điều này cũng dẫn đến sự sốc tải của hệ vi sinh. Thói quen xử lý với cường độ ô nhiễm định mức đột ngột tăng thể tích cần xử lý trong hệ vi sinh không kịp thích nghi hoặc làm việc quá mức cho phép dẫn đến chết, điều này gây ra các hiện tượng như mùi hôi, cặn bã, …
Khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải kỹ sư nên lưu ý thiết kế bể điều hòa với thời gian lưu nước trong bể ít nhất 12h. Để khi lưu lượng nước thải tăng lên thì bể điều hòa vẫn đảm bảo điều hòa lưu lượng nước thải cho hệ thống hoạt động ổn định. Điều này giúp hệ thống khi bị tăng đột ngột lưu lượng nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh.
Thực hiện thí nghiệm Jartest để điều chỉnh thông số vận hành.
Tích trữ nước thải vào hồ sự cố (nếu có).
2. Độ mặn
Độ mặn được biểu thị bằng nồng độ của muối NaCl có trong nước. Vi sinh vật thường chỉ chịu độ mặn ở mức độ từ 2ppm-10 ppm, nếu độ mặn quá cao sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật, làm giảm hiệu quả xử lý thậm chí còn gây sốc tải hoặc chết vi sinh.
Khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, cần kiểm soát kĩ độ mặn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải. Khi độ mặn vượt quá ngưỡng chịu đựng của vi sinh thì sẽ thí nghiệm jartest để pha loãng nước thải trong hệ thống xử lý.
Ngoài ra, chúng ta cần một hệ vi sinh tốt để có thể chịu được độ mặn cao. Hay có thể tham khảo sử dụng một số chủng vi sinh vật có thể chịu đựng được độ mặn lên tới 40ppt. Tuy nhiên, có một vi sinh tốt thì việc nuôi cấy vi sinh cũng rất quan trọng để duy trì hệ thống hoạt động ổn định.
-> Tham khảo bài viết: Cách nuôi cấy bùn hoạt tính (bùn vi sinh) trong xử lý nước thải
3. Thay đổi tính chất hóa lý của nước
Các đặc tính hóa lý của nước ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh, bao gồm: nhiệt độ, pH, DO.
Vi sinh chỉ hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ tối ưu từ 25 đến 37°C. Nếu nhiệt độ quá cao (60-70°C) vi sinh sẽ chết, hoặc nhiệt độ quá thấp (5-10°C) mọi hoạt động đều bị ức chế.
Yếu tố pH là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả của việc xử lý hệ vi sinh. Độ pH tối ưu là từ 6,5 đến 7,5. Nếu pH quá kiềm hoặc quá axit, hệ vi sinh sẽ bị ức chế, nếu pH của hệ thống thay đổi đột ngột hệ vi sinh sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến chết và hiện tượng bùn nổi xuất hiện do vi sinh bị chết.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh là DO (nồng độ oxy hòa tan). Nó là điều kiện không thể thiếu trong bể sục khí, vì hoạt động sống của vi sinh chủ yếu cần có oxy. Khi thiếu oxy, các khu yếm khí xuất hiện mùi hôi do phân hủy không hoàn toàn chúng tạo ra CH4, NH3 gây mùi hôi. Trong trường hợp thiếu DO thì bùn sẽ có hiện tượng nổi trên bề mặt bể lắng, nguyên nhân là do vi sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm số lượng lớn trong bùn.
Khắc phục
Cần kiểm soát pH, nhiệt độ đầu vào của nước thải và kiểm soát DO trong bể thiếu khí, hiếu khí.
Về nhiệt độ là thông số khó kiểm soát và khắc phục trong hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, có thể sử dụng các máy phụ trợ để kiểm soát nhiệt độ. Có thể sử dụng tháp giải nhiệt để làm mát nước trước xử lý.
Để cân bằng và ổn định độ pH, người ta thường sử dụng hóa chất xút (NaOH), soda, axit clohydric, axit citric,…để giữ độ pH ổn định ở mức 6,5-7,5.
Về DO để đảm bảo cho hệ thống cần tính toán và chọn máy sục khí phù hợp với từng hệ thống. Điều kiện phù hợp cho vi sinh phát triển ở các bể như sau (tham khảo):
-
- Đối với bể Anoxic: PH: 6.5.-7.5, DO <0.5mg/l, SV30: 300-600 ml/l
- Đối với bể Aerotank: PH: 6.5-7.5, DO = 2-4mg/l, SV30:300-600 ml/l (MLSS: 3000-4000 mg/l)
- Bổ sung dinh dưỡng để đạt tỷ số BOD:N:P=100:5:1
4. Tải lượng ô nhiễm biến động bất thường
Tải lượng ô nhiễm bất thường là sự gia tăng đột ngột lượng chất gây ô nhiễm trong khi lượng nước thải không thay đổi, hoặc xuất hiện chất ô nhiễm mới mà không được phát hiện kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Khi hệ vi sinh tiếp xúc với nguồn ô nhiễm mới, cần có thời gian để thích nghi và xử lý chúng. Vì vậy nếu thời gian này lâu hoặc tạp chất mới khó phân hủy sẽ không xử lý được nước đầu ra đạt yêu cầu và thậm chí dẫn đến chết hệ vi sinh.
Khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, người vận hành phải thường xuyên kiểm tra hệ thống để phát hiện sự cố kịp thời, cũng như kiểm tra chất lượng nước đầu vào và đầu ra xem có các chất bẩn mới hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm tăng bất thường hay không. Khi lượng chất ô nhiễm tăng cao bất thường, chúng ta có thể bổ sung nước sạch với lượng thích hợp để pha loãng nồng độ chất ô nhiễm.
Thực hiện thí nghiệm Jartest để điều chỉnh thông số vận hành.
Mọi thắc mắc về “Hệ vi sinh bị sốc tải, nguyên nhân và cách khắc phục”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG TUẤN VŨ
Địa chỉ: số 5, đường số 1, khu nhà ở Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989107143
Email: congtytuanvu68@gmail.com
Website: moitruongtuanvu.com.vn
Leave A Comment