Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là bắt buộc phải có đối với các nhà máy hiện mới được phép hoạt động, đặc biệt là các nhà máy có sử dụng nhiều chất độc hại như hóa chất. Các nhà máy lớn thường sẽ tìm kiếm bên thứ ba là công ty môi trường để thiết kế xây dựng và sau đó vận hành hệ thống.

Tuy nhiên, với những nhà máy có công suất nhỏ chỉ vài chục m3/ngày đêm thì việc thuê công ty môi trường là khá tốn kém so với tình hình công ty. Vì vậy, họ thường sẽ tự vận hành hệ thống xử lý nước. Nhưng vận hành thì phải có nhiều kiến thức chuyên môn để xử lý các sự cố vậy nên hôm nay Tuấn Vũ sẽ chia sẻ một số điều cần lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

1. Vai trò và các hệ thống xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Hệ thống xử lý nước thải là giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình hậu sản xuất của doanh nghiệp. Nó góp phần xử lý các chất thải trong nước trong quá trình sản xuất loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường như chất rắn, hóa chất,…trước khi xả nước ra môi trường, tạo ra nguồn nước sạch không chứa chất độc hại an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Một số hệ thống xử lý nước thải được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Hệ thống xử lý bằng hệ thống điều lưu: phương pháp này sử dụng tích trữ lượng nước thải vào một bể lớn, để lắng và sau đó thì bơm chúng qua bể tiếp theo. Phương pháp này có tác dụng giảm thiểu hoặc kiểm soát chặt chẽ các đặc tính có trong nước thải, tạo điều kiện tốt cho quá trình xử lý nước tiếp theo.
  • Hệ thống xử lý bằng trung hòa: thường sử dụng trong xử lý nước thải có chứa độ pH cao và không áp dụng các phương pháp sinh học hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Phương pháp này giúp trung hòa độ pH trong nước thải, tạo nguồn chất thải cần xử lý trung tính.
  • Hệ thống xử lý bằng keo tụ tạo bôngkết tụ các chất rắn lơ lửng với các hạt keo lớn hơn trong nước thải, nước thải sẽ chứa các hạt keo và mang Điện tích. Không cho các hạt keo không va chạm hoặc kết dính lại với nhau, làm cho dung dịch nước ở trạng thái ổn định. Các hạt keo sau quá trình lâu, sẽ tạo thành các bông vừa đủ lớn và được loại bỏ ở quá trình lọc, lắng.
  • Hệ thống xử lý bằng kết tủa: loại bỏ các kim loại nặng sau khi đã kết tủa dưới dạng hydroxide. Người ta thường sử dụng thêm bazo đạt đến ngưỡng pH nhất định để quá trình diễn ra nhanh hơn.
  • Sử dụng hệ thống bể lắng: có tác dụng tách các kết tủa ô nhiễm, bông bùn vi sinh ra nước thải. Tiếp đến, nguồn nước thải sẽ được chia thành 2 loại là nước trong sau lắng và bùn thải.
  • Hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học hiếu khí: sử dụng các vi sinh vật hiếu khí và chúng hoạt động trong môi trường cung cấp oxy liên tục. Phương pháp này ứng dụng xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải hay một số chất ô nhiễm vô cơ khác để phân hủy chất hữu cơ gây ra sự ô nhiễm.

vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

2. Lưu ý lắp đặt công trình hỗ trợ hoạt động liên tục 24/7

Hầm bơm

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mà nước thải đầu ra có thể được xả liên tục hoặc gián đoạn, nhưng hệ thống xử lý nước thải thường hoạt động liên tục. Nước được chứa trong bể chứa trung gian hoặc trong bể điều hòa (nếu bể nằm ở đầu hệ thống), sau đó được bơm lên hệ thống xử lý qua hệ thống hầm bơm đặt chìm trong bể điều hòa.

Do đó, hầm bơm này sẽ gồm 2 tổ máy, được vận hành luân phiên để đảm bảo duy trì hệ thống. Nếu có sự cố với một ổ, ổ kia sẽ hoạt động cho đến khi sự cố được khắc phục đảm bảo hệ thống luôn chạy “trơn tru”.

Máy thổi khí

Điều này cũng tương tự với dàn máy thổi khí. Cũng luôn có 2 bộ để thay phiên nhau hoạt động. Đảm bảo cho bể điều hòa cũng như bể vi sinh hoạt động ổn định tránh những sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra

3. Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra hệ thống nguồn điện, tránh trường hợp chập nguồn hoặc nguồn điện quá tải.
  • Thường xuyên kiểm tra song chắn rác, tránh tắc nghẽn kịp thời, kiểm tra bể lắng, đặc biệt là ống tháo bùn. Khi tắc ống bùn, chỉ cần dẫn đường khí nén từ trên bể lắng cắm xuống ống và bơm khí để thoát tắc ống.
  • Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản, đặc biệt là pH của nước trước khi vào bể vi sinh.
  • Lên kế hoạch vận hành trước khi tiến hành thao tác vận hành.
  •  Lưu lại quá trình vận hành kiểm tra vào nhật ký hoặc sổ thống kê kiểm tra chất lượng.
  • Điểm tốt nhất dành cho việc vận hành là thường xuyên kiểm tra rò rỉ đường ống, ngay cả khi hệ thống đang hoạt động ổn định.
  • Quản trị vận hành phải liên tục kiểm tra độ pH, DO của nước thải, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho vi sinh nếu cần thiết.
  • Sau khi vi sinh đã thích nghi và phát triển, hiệu quả xử lý lớn hơn 80%, cần tăng dần nồng độ COD của nước thải.
  • Theo dõi hoạt động hệ thống, máy móc thiết bị nếu phát ra âm thanh lạ hoặc hoạt động không ổn định cần sửa chữa ngay.

4. Quy Trình

 4.1 Kiểm tra hệ thống

a) Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng 

  • Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất trong vòng một ngày.

b) Kiểm tra hệ thống van và đường ống công nghệ

  • Kiểm tra các van trên đường ống đã đúng vị trí đóng/mở phù hợp với quy trình vận hành hay chưa.

c) Kiểm tra thiết bị

  • Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày, chú ý những hiện tượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng:

Bảng 4.1:  Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trước khi vận hành

STT Máy móc – thiết bị Các chi tiết cần kiểm tra
1 Máy thổi khí

– Bu lông, dây curoa, các pulley thẳng hàng và quay bằng tay nhẹ nhàng.

– Kiểm tra đồng hồ đo áp.

– Kiểm tra tình trạng đóng mở các van.

– Lọc khí (mức độ sạch).

– Lượng nhớt trong hộp số: ½ mắt nhớt

– Độ rung, tiếng ồn khi hoạt động: Không có tiếng kêu bất thường.

– Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van.

– Hoạt động thiết bị (hiệu quả xáo trộn của dòng nước trong bể, nồng độ DO trong bể).

2 Máy nén khí

– Kiểm tra tiếng ồn khi hoạt động.

– Kiểm tra đồng hồ đo áp.

– Độ mở các van, van an toàn: hoạt động bình thường.

– Dây curoa.

– Mức dầu bôi trơn: ½ mắt dầu.

3 Bơm nước thải, bơm bùn

– Độ rung, tiếng ồn khi hoạt động.

– Khi bơm hoạt động có nước/ bùn trong đường ống hay không.

– Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van.

– Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van.

– Kiểm tra lưu lượng bơm. Kiểm tra tình trạng hoạt động của phao.

4 Bơm định lượng

– Kiểm tra lượng nhớt, tiếng kêu khi hoạt động: ½ mắt nhớt.

– Kiểm tra độ mở của các van, van 1 chiều.

– Liều lượng (vị trí điều chỉnh).

– Rò rỉ tại các mối hàn, khớp nối, van,…

5 Máy ép bùn băng tải

– Kiểm tra có vật cản trên băng tải hay không.

– Kiểm tra lượng nhớt motor, tiếng kêu khi hoạt động: ½ mắt nhớt

– Bảo đảm áp lực bơm rửa.

– Xả nước trong bộ lọc khí, châm dầu bộ lọc khí.

– Kiểm tra đường ống khí nén, độ nhạy của công tắc hành trình.

– Kiểm tra van bùn và van hồi lưu bùn, van nước rửa băng tải.

– Kiểm tra lưu lượng bơm rửa băng tải, vệ sinh Y lọc, đầu bét phun.

– Xả nước, kiểm tra van an toàn, dây cua ro trong máy nén khí.

6 Lược rác tinh

– Kiểm tra thùng chứa rác, dọn rác vào thùng chứa.

– Vệ sinh lưới lược rác

7 Lược rác thô

– Kiểm tra giỏ tách rác, vệ sinh giỏ.

– Khả năng thoát nước (do nghẹt rác).

8 Dàn cào bùn – Kiểm tra tình trạng hoạt động của motor, dàn gạt bùn.
9 Van điện

– Kiểm tra van trước và sau khi đóng (mở) đã đóng (mở) hoàn toàn.

– Không ngắt nguồn điện trước khi van đóng (mở) hoàn toàn.

10 Máy khuấy chìm – Khả năng khuấy trộn.
11 Đồng hồ lưu lượng – Hiển thị và hoạt động.
12 Motor khuấy

– Khả năng khuấy trộn.

– Cánh khuấy có bị đảo, tiếng ồn lạ hay kẹt gì không.

4.2 Kiểm tra hệ thống điện cung cấp

a) Kiểm tra điện

  • Kiểm tra về điện áp: đủ áp (380V), đủ pha (3 pha). Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu hoặc dòng cao hơn mức cho phép thì hệ thống tự động dừng và báo động.
  • Kiểm tra trạng thái làm việc của các MCB, MCCB. Tất cả các thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng làm việc.

b) Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển

– On, Off: Đóng mở nguồn cấp cho tủ điện điều khiển.

– Auto, Man: Chế độ điều khiển tự động và bằng tay.

– Đèn của máy nào trên tủ điện sáng thì máy đó đang hoạt động.

– Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển ở 02 chế độ:

  • Chế độ Auto: hoạt động theo chế độ cài đặt trên màn hình SCADA
  • Chế độ Man (điều khiển bằng tay): hoạt động theo sự điều khiển của nhân viên vận hành tại tủ điện.

– Khi tủ điện có còi báo sự cố vang lên, người vận hành lập tức nhấn nút Reset trên tủ điện để tắt còi báo. Kiểm tra thiết bị nào báo lỗi OFF thiết bị, xác định nguyên nhân, khắc phục, vận hành trở lại. Tuyệt đối không hoạt động thiết bị khi chưa khắc phục xong sự cố.

4.3 Kỹ thuật vận hành hệ thống công nghệ

4.3.1 Vận hành các thiết bị trong phạm vi điều khiển của tủ điều khiển trung tâm

  • Sau khi tiến hành các bước kiểm tra và chuẩn bị hoá chất, ta tiến hành cho hệ thống đi vào hoạt động: Mở cửa tủ điều khiển (TĐK) trung tâm, đóng các MCB lên vị trí ON (nếu trước đó chưa bật). Điều này cho phép điện đã sẵn sàng ở các tiếp điểm vào của tất cả các khởi động từ.
  • Vận hành gồm hai chế độ: Chế độ AUTO và MAN.

a) Vận hành ở chế độ tự động (AUTO)

  • Bật công tắc của các thiết bị tại vị trí bơm sang chế độ ‘Auto’. Lúc này các thiết bị sẽ được điều khiển bởi PLC và hệ thống SCADA, các thiết bị sẽ hoạt động theo chương trình cài đặt như đã nêu tại bảng 3.2. Những thiết bị và máy móc vận hành bằng tay phụ thuộc vào tình trạng nước thải mà người vận hành có những điều khiển riêng biệt.

b) Vận hành ở chế độ bằng tay (MAN)

Chế độ vận hành bằng tay chỉ sử dụng trong trường hợp thử máy hoặc hệ thống SCADA bị sự cố. Khi đó cần bật các máy sang chế độ Man.

Lưu ý: trong khi vận hành các máy bơm ở chế độ không tự động, cần theo dõi mực nước, không để bị cạn, có thể cháy bơm.

c) Dừng do sự cố

  • Khi hệ thống điện gặp sự cố chạm đất, MCCB tổng sẽ tự động ngắt. Trước khi khởi động lại hệ thống cần phải kiểm tra và khắc phục thiết bị đã bị chạm.
  • Khi đèn vàng trên bảng điều khiển bật sáng báo hiệu máy/thiết bị tại vị trí tương ứng quá tải, phải bật MCB của thiết bị đó về vị trí “Off” để kiểm tra và xác định nguyên nhân, đồng thời mở máy/thiết bị còn lại hoạt động. Các thiết bị còn lại trên hệ thống hoạt động bình thường ở chế độ Auto theo như thông số cài đặt. Sau khi xác định nguyên nhân và khắc phục xong sự cố thì cho thiết bị hoạt động trở lại ở chế độ Auto theo thông số cài đặt vận hành.

Lưu ý: Trong trường hợp dừng hệ thống bằng nút EMC, STOP hoặc đóng bằng MCCB tổng trong TĐK hoặc do cúp điện thì khởi động lại nên bật tất cả các MCB về trạng thái OFF và thực hiện lại quá trình vận hành từ bước 1 như trên. Điều này giúp tránh các máy đồng loạt khởi động gây sụt áp hệ thống.

4.3.2 Các máy móc và thiết bị trong hệ thống

a) Máy ép bùn băng tải
  • Mở tủ điều khiển và bật công tắc MCCB, đóng tủ, bật công tắc nguồn chuyển về vị trí “ON”, đèn màu xanh sáng lên. Tại thời điểm này máy đã sẵn sàng vận hành.
  • Muốn hoạt động máy, phải mở van khí cân băng tải, bật máy nén khí đầu tiên. Bật công tắc máy nén khí đến vị trí ON. Vào lúc này, máy nén bắt đầu hoạt động và áp lực tăng dần. Chỉ bắt đầu bước kế tiếp khi đủ áp (4bar). Vì sự an toàn của máy, máy được thiết kế để khoá tất cả các hoạt động tiếp theo nếu máy nén không bật hoặc không đạt yêu cầu về áp lực.
  • Cân chỉnh băng tải.
  • Lần lượt bật tiếp motor băng tải, motor thùng khuấy, drum quay, bơm polymer – sau khoảng 3 phút thì bật tiếp bơm bùn để ép.
  • Trong khi ép cần quan sát bùn trong thùng khuấy có tạo thành bông to, tách nước, bùn ra băng tải ráo nước. Nếu không cần tăng lượng polymer, trường hợp bùn vẫn không thể tạo bông to mặc dù đã tăng lượng polymer thì do nguyên nhân thiếu bùn, cần tắt bơm polymer và chờ lượng bùn vào đủ thùng khuấy thì hoạt động bình thường.
  • Áp suất nước rửa băng tải phải đạt 2.5-3 bar, nếu không đủ áp cần mở van khí tăng áp cho các béc phun rửa.

Sau khi dừng ép bùn:

  • Cần tắt lần lượt bơm bùn, bơm polymer sau đó vệ sinh drum quay và chờ cho lượng bùn còn trong máy ra hết đồng thời để máy ép tự rửa băng tải khoảng 20 phút đảm bảo băng tải đã sạch thì tắt tất cả các thiết bị còn lại.
  • Đồng thời khoá van khí căng băng tải, xả khí trong lọ tách nước để xả lượng nước trong lọ đồng thời làm chùng băng tải, tránh tình trạng để băng tải căng quá lâu làm dãn băng tải dẫn đến lúc ép bùn không được khô.
  • Xả van nước của máy nén khí.
  • Vệ sinh Y lọc nước rửa băng tải.
  • Vệ sinh máy.

Các lưu ý khi vận hành máy ép bùn:

  • Người vận hành phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, an toàn điện khi vận hành máy.
  • Khi tắt máy phải tắt luôn nguồn điện cấp (MCB).
  • Tuyệt đối cấm đưa tay vào máy khi đang hoạt động.
  • Không được để các dụng cụ đồ nghề, vật lạ trên máy. Chúng có thể gây hư hỏng máy móc, rách băng tải khi đang hoạt động.
  • Chọn đúng loại polymer để có kết quả tốt nhất, ổn định quá trình tách nước của bùn.
  • Giữ tỉ lệ giữa bùn và polymer để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Kiểm tra thường xuyên các bơm bùn, bơm polymer, bơm rửa, tránh tắc nghẽn.
b) Bơm định lượng
  • Khi khởi động, áp lực đầu đẩy càng thấp càng tốt và vị trí núm điều chỉnh lưu lượng đặt ở vị trí 20%, duy trì trong 3-5 phút. Tăng dần lưu lượng đến giá trị lớn nhất, sau đó đặt áp lực đến áp lực làm việc của bơm.
c) Máy phá mẫu và máy đo quang

Máy phá mẫu:

  • Bật nút nguồn đằng sau máy.
  • Sau đó điều chỉnh nhiệt độ nung “Temp set” hoặc điều chỉnh thời gian nung “Time set”.
  • Tiếp tục bấm nút “Heat” để nhiệt độ chạy lên đến nhiệt độ cài đặt.
  • Cho mẫu vào và bấm nút “Start” để bắt đầu tính thời gian nung của máy.

Máy đo quang:

  • Bấm nút “ON/OFF” để bật nguồn.
  • Sử dụng phím tam giác lên xuống để chọn chỉ tiêu mình muốn đo.
  • Bấm “ENT” để chọn chỉ tiêu cần đo.
  • Sau đó cho mẫu trắng vào và ấn nút “ZERO” để chọn mẫu 0.
  • Tiếp theo cho mẫu nước cần đo vào và bấm “ENT” để có kết quả cần đo.
  • Bấm “ESC” để thoát ra màn hình chọn chỉ tiêu.
  • Giữ nút “OFF” vài giây để tắt máy.
d) Các thiết bị khác:
  • Chỉ cần kiểm tra, đảm bảo thiết bị không có vấn đề trước khi vận hành thì có thể hoạt động bình thường.

4.4 Các thông số cần kiểm tra

a) Kiểm soát quá trình xử lý

Hệ thống có thể chấp nhận một số cú sốc ở một mức độ nào đó mà không có tác động có hại đến hệ thống, nhưng nó không thể chịu được một chuỗi sốc một cách liên tục.Trong quá trình vận hành nhiều yếu tố có thể thay đổi mà người vận hành không thể lường trước hoặc thậm chí không điều khiển được nhưng ngay sau khi phát hiện ra sự thay đổi bất thường đó người vận hành có thể bù lại bằng cách điều chỉnh các thông số vận hành.

b) Kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào

Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường của bể sinh học và bể lắng thay đổi theo. Nếu lưu lượng hoặc nồng độ chất ô nhiễm ở đầu vào tăng đáng kể (quá 10%) thì cần phải điều chỉnh thông số vận hành.

  • Lưu lượng: kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của hệ thống. Ở giai đoạn duy trì, lưu lượng xử lý cần phù hợp lưu lượng thiết kế. Lưu lượng cùng với nồng độ BOD, COD xác định tải trọng của bể sinh học hiếu khí.
  • BOD, COD: kiểm tra nồng độ COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỉ số BOD/COD cho biết tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học có trong nước thải. BOD là thông số thể hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa thuần tuý bằng tác nhân hóa học. Tỷ số BOD/COD dùng kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
  • Các chất dinh dưỡng: Nitơ, Photpho là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của vi sinh vật. Nitơ và phospho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các vi sinh vật. Tỷ lệ BOD:N:P trong nước thải cần duy trì 100:5:1 là đáp ứng tương đối đủ cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật.
  • pH: quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt ở pH = 6.5 – 8.5. Nếu pH thay đổi thì cần phải bổ sung axit/xút để đưa pH của bể về môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
  • Nhiệt độ: xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí thực chất là quá trình oxy hóa chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Do đó yêu cầu kiểm tra nhiệt độ của nước tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển để nâng cao hiệu quả xử lý của bể. Điều kiện tốt nhất là duy trì nhiệt độ của dòng nước thải trong khoảng 25 – 35o

c) Kiểm soát quá trình hóa lý bậc I

– pH: Tại các bể hóa lý: khoảng pH = 7-7.5 để đảm bảo cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra thuận lợi.

– Liều lượng hóa chất sử dụng

  • Liều lượng tùy thuộc vào thành phần và tính chất nước thải cần xử lý. Giá trị này cần phải được xác định thực nghiệm tại hiện trường bằng thí nghiệm Jartest.

d) Kiểm soát quá trình sinh học

– PH:

Giá trị pH của nước thải ảnh hưởng đến quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình tạo bùn và lắng. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt với giá trị pH trong khoảng 6.5 – 7.5. Trong bể xử lý sinh học, do có  các hoạt động phân hủy của các vi sinh vật và quá trình giải phóng CO2 nên pH của các bể luôn thay đổi. Giá trị pH thay đổi theo chiều hướng tăng là do: quá trình khử nitrat hóa diễn ra làm tăng độ kiềm trong nước thải.

Các khoảng giá trị pH được thể hiện trong bảng sau:

STT Khoảng giá trị Đánh giá
1 pH = 6.5 – 7.5 + Khoảng giá trị pH tốt cho vi sinh
2 pH < 6.5

+ Phát triển chủng vi sinh dạng nấm

+ Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ

3 pH > 7.5 + Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ

– Tải trọng hữu cơ – BOD, COD

Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Do đó cần có sự kiểm soát BOD, COD để giữ cho tải  trọng bể ổn định và đạt hiệu suất tối ưu.

Sự quá tải dẫn đến:

  • Giảm hiệu suất quá trình.
  • Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau khi xử lý.
  • Trương bùn.

– Nồng độ oxy hòa tan – DO

Nồng độ oxy hòa tan tối ưu là từ 1.5 – 4.0 mg/l. Nhu cầu oxy tùy thuộc vào tải trọng hữu cơ (BOD; COD) và mật độ vi sinh vật trong bể phản ứng. Nồng độ oxy hòa tan nên được đo thường xuyên và tại nhiều vị trí khác nhau trong bể Aerotank/MBBR.

Sự thiếu oxy trong bể phản ứng dẫn đến:

  • Giảm hiệu suất xử lý và chất lượng nước sau xử lý.
  • Giảm khả năng lắng, tăng số lượng vi khuẩn dạng sợi.
  • Ức chế quá trình oxy hóa.

Nồng độ oxy cao dẫn đến:

  • Phá vỡ bông bùn.
  • Giảm khả năng lắng, nước sau xử lý bị đục.
  • Tốn năng lượng.

– Kiểm soát bùn

Đối với bể Aerotank, MBBR, cần phải theo dõi chặt chẽ sự hình thành bùn trong bể. Tính quan trọng của bùn là khả năng tạo bông. Bùn trong bể Aerotank, MBBR thường có tuổi lớn. Hoạt tính của bùn giảm theo tuổi của bùn.

  • SV       : thể tích bùn lắng (ml/l)
  • MLSS  : hàm lượng chất rắn lơ lửng (mg/l)

SVI là giá trị thể tích (mL) có trong 1 gram của MLSS sau khi lắng 30 phút trong một ống đong 1 lít. Thông thường, qúa trình lắng sinh khối sẽ tốt khi 80<SVI<150.

Các khoảng giá trị SV/SVI

STT Khoảng giá trị Cách đánh giá
1 SV = 300 – 600ml/l

SVI = 80 – 150ml/g

Chỉ số SV/SVI càng nhỏ, bùn lắng càng nhanh và càng đặc.
2 600 < SV < 700ml/l

150 < SVI < 200ml/g

Khó lắng
3  SV > 700ml/l

SVI > 200ml/g

Rất khó lắng

Lượng bùn ngày một gia tăng do sự phát triển của các vi sinh vật cũng như việc tách các chất bẩn ra khỏi nước thải. Số lượng bùn dư không giúp ích cho việc xử lý nước thải ngược lại nếu không lấy đi còn là trở ngại lớn. Lượng bùn dư này được bơm sang bể nén bùn để tăng nồng độ chất rắn, sau đó bơm vào máy ép bùn và thải bỏ ở dạng đặc sệt.

– Tỷ số F/M

Tỷ số tải trọng F/M là tỷ số lượng thức ăn (BOD) cung cấp mỗi ngày cho khối lượng vi sinh vật trong bể Aerotank, MBBR. Tỷ số F/M được sử dụng để kiểm soát lượng MLSS trong bể SBR và có giá trị dao động từ  0,2 – 1,0.

Các khoảng giá trị F/M

STT Khoảng giá trị Cách xử lý
1 0,15 – 1,0 Khoảng giá trị F/M cần duy trì
2 >1,0

Giảm tải trọng đầu vào bể SBR bằng cách:

+ Tăng thời gian sục khí

3 <0,2

+ Giảm thời gian sục khí

+ Tăng lượng bùn thải bỏ

– Tạo bọt

Lớp bọt trắng nổi trong bể Aerotank, MBBR là nét đặc trưng hệ sinh học. Những bọt này thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn khởi động và xuất hiện rất ít khi bể hoạt động ổn định.

Sự thay đổi  màu và số lượng bọt cho biết tình trạng của bể trong khi vận hành quá trình.

– Số lượng bọt trắng nhiều

  • Trong giai đoạn khởi động, bùn non đang trong giai đoạn thích nghi.
  • Sự tăng chất tẩy rửa trong nước thải.
  • Quá tải bùn.
  • Có chất ức chế và độc chất.
  • pH cao hoặc quá thấp.
  • Thiếu oxy.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Điều kiện nhiệt độ thất thường.

– Bọt nâu

  • Vi khuẩn dạng sợi – Nocardia cùng với bùn trương
  • Tải lượng thấp của bể phản ứng
  • Nước thải chứa dầu mỡ

– Bọt đen sẫm

    • Nước thải có chứa chất màu
    • Thiếu oxy

e) Kiểm soát nước sau xử lý

– pH: pH của nước sau xử lý khoảng 6.5 – 8.5

– BOD: BOD là đại lượng đặc trưng cho hiệu suất xử lý của quá trình. Sự tăng BOD của nước sau khi xử lý có thể do những nguyên nhân sau:

  • Quá tải.
  • Thiếu oxy.
  • pH không ổn định.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Trúng độc.

– COD

  • COD đặc trưng cho lượng hữu cơ còn lại trong nước sau xử lý, COD bao gồm cả thành phần có thể phân hủy sinh học và không thể phân hủy sinh học. Việc phân tích COD có thể được sử dụng cho việc kiểm soát quá trình.
  • Sự tăng COD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân tương tự đối với sự tăng BOD. Tuy vậy, COD cũng có thể thay đổi nếu tính chất nước thải không ổn định (có chứa nhiều chất không phân hủy sinh học). Trong trường hợp đó BOD tương ứng không thay đổi.

– Chất rắn lơ lửng – SS

Chất rắn lơ lửng cho phép chúng ta đánh giá tính chất của bùn. Sự gia tăng chất rắn lơ lửng có thể do những nguyên nhân sau:

  • Sự trương bùn.
  • Bùn tăng trưởng quá mạnh.
  • Bùn chết (sau khi trúng độc).
  • Lượng bùn dư quá nhiều.

– Độ đục

  • Nói chung nước thải sau xử lý của hệ thống sinh học rất trong. Độ đục cho biết sự hiện diện của chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng thường là những bông bùn trôi theo dòng nước sau xử lý, do bùn trương, trúng độc, quá tải…
  • Đôi khi chất rắn lơ lửng cũng có thể là những chất hóa học không thể phân hủy sinh học. Biểu hiện độ đục loại này cho thấy quá trình hoạt động chưa tốt.

– Biện pháp thực hiện và kiểm soát các thông số vận hành

Bảng 4.2: Biện pháp thực hiện và kiểm soát các thông số vận hành

Thông số kiểm tra Biện pháp thực hiện Biện pháp kiểm soát

Đầu vào

Kiểm tra lượng rác – Kiểm tra từng ca – Vệ sinh lại các thiết bị tách rác
Kiểm tra lượng bùn – Kiểm tra từng ca – Gạt bùn và bơm bùn
COD/BOD

Amoni

– Thực hiện thí nghiệm đo các thông số tại phòng thí nghiệm – Kiểm soát quy trình xả thải tại các nguồn xả vào điểm tiếp nhận
Bể điều hoà và bể Anoxic
Lưu lượng nước thải – Quan sát đồng hồ đo lưu lượng. – Điều chỉnh số lượng bơm hoạt động và tần số bơm để tăng giảm lưu lượng
Khả năng khuấy trộn – Quan sát bằng mắt – Kiểm tra dòng điện
Nitơ – Thực hiện thí nghiệm đo tại phòng thí nghiệm – Kiểm tra thời gian khuấy trộn

– Kiểm tra lưu lượng bơm tuần hoàn nước tuần hoàn bùn.

Bể sinh học hiếu khí

COD, BOD

Thông số đầu vào không vượt quá 10% giá trị thiết kế

– Thực hiện thí nghiệm đo tại phòng thí nghiệm. – Điều chỉnh lại các công trình xử lý phía trước.

– Khi có sự thay đổi các thông số vượt quá 10% thông số thiết kế, cần thực hiện điều chỉnh lại các công đoạn xử lý liên quan.

Nhiệt độ

300 – 400C

– Sử dụng chức năng đo nhiệt độ của máy pH controller hoặc máy pH cầm tay. – Sử dụng những nguồn nước có nhiệt độ khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ nước thải.
Tỷ lệ dinh dưỡng

BOD/Nito/Photpho là 100:5:1

– Thực hiện thí nghiệm đo COD/BOD, N, P.

– Kiểm tra quy trình xả thải/tiếp nhận nước thải.

–  Điều chỉnh bơm định lượng châm dinh dưỡng theo liều lượng tính toán.
Bể hoá lý
Nhiệt độ

300 – 400C

– Sử dụng chức năng đo nhiệt độ. – Sử dụng những nguồn nước có nhiệt độ khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ nước thải.
Khả năng khuấy trộn hoá chất và nước thải – Quan sát bằng mắt các hiện tượng xảy ra.

– Kiểm tra độ pH trước và sau khuấy trộn.

– Kiểm tra lại tính đồng nhất của hoá chất sử dụng.

– Điều chỉnh lại vị trí châm hoá chất và dòng thải.

Bể khử trùng
DO, TSS, COD, Ammonia – Thực hiện thí nghiệm đo các thông số tại phòng thí nghiệm. – Kiểm soát các quá trình xử lý phía trước.
Lưu lượng – Quan sát kết quả trên màn hình máy tính điều khiển. – Kiểm soát lưu lượng bằng cách điều chỉnh tần số bơm điều hòa.
Chỉ số Coliform – Thực hiện thí nghiệm. – Tăng liều lượng Clo châm vào bể khử trùng.
Chỉ số Clo dư – Thực hiện thí nghiệm đo Clo dư tại phòng thí nghiệm. – Giảm liều lượng Clo châm vào bể khử trùng.
Cụm xử lý bùn
Lưu lượng bùn vào máy ép bùn – Đo thể tích bùn trong một đơn vị thời gian – Tăng/giảm lưu lượng bùn mở/giảm van đẩy của máy bơm bùn
Hàm lượng chất rắn khô của bánh bùn

DS = 16 – 20%

– Thực hiện thí nghiệm đo chất rắn tại phòng thí nghiệm – Kiểm soát quá trình ép bùn

Qua bài viết này Tuấn Vũ đã chia sẻ những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho bạn những thông tin hữu ích và nếu quan tâm đến dịch vụ xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hay liên hệ Tuấn Vũ nhé!

Tuấn Vũ là đơn vị chuyên tư vấn giải pháp, quy trình, lắp đặt trọn gói các hệ thống xử lý nước thải chúng tôi cam kết đem đến cho quý đối tác, khách hàng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà chúng tôi có.