I.  Giấy phép môi trường là gì?

1.1 Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 8 Điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

1.2 Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện những hoạt động nào?

Giấy phép môi trường là căn cứ để:

a) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

b) Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Theo khoản 4 Điều 42, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

II. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép môi trường

Làm sao để đăng ký giấy phép môi trường?

Lưu ý: thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở)

Theo Khoản 4, Điều 40, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

III Đối tượng cần phải có giấy phép môi trường

Các đối tượng cần có giấy phép môi trường được phân loại như sau:

đăng ký giấy phép môi trường

Theo Điều 39, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

IV Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường

IV Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường

Theo Điều 41, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

V Nội dung giấy phép môi trường

V Nội dung giấy phép môi trường

Theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

1. Nội dung cấp phép môi trường gồm có:        

  • Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;  
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

Hình 5.1 Minh họa độ rung, tiếng ồn (Nguồn: Internet)

  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại (CTNH); mã CTNH và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

2. Các công trình bảo vệ môi trường

giấy phép môi trường

Theo phụ lục VIII ban hành kèm theo nghị định 08-2022/NĐ-CP

3. Thời gian vận hành thử nghiệm với công trình xử lý chất thải

đăng ký giấy phép môi trường

Theo Khoản 6 Điều 31, 08/2022/NĐ-CP

– Số lượng và tần suất lấy mẫu trong giai đoạn vận hành thử nghiệm như sau:

  • Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phục lục II (Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):

+ Mẫu tổ hợp : 3 mẫu đơn

tổ hợp mẫu

3 mẫu được lấy:

+ 3 thời điểm khác nhau trong ngày

+ Hoặc 3 thời điểm khác nhau trong ca sản xuất

– Thời gian đánh giá hiệu quả trong:

  • Giai đoạn điều chỉnh của công trình xử lý nước thải ít nhất 75 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm): 15 ngày/ lần quan trắc.
  • Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh: 01 ngày/lần quan trắc đối với 1 mẫu đơn nước thải (Có ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp).
  • Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phục lục II (Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
  • Giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải: đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp.

Theo điểm a;b;c khoản 1 Điều 21, 02/2022/TT-BTNMT

VI Căn cứ cấp giấy phép môi trường

Lưu ý: Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.

Theo Khoản 1, Điều 43, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

VII Thời điểm cấp giấy phép môi trường

Thời điểm cấp giấy phép môi trường sẽ có các trường hợp sau:

  • Đối với dự án có ĐTM và giấy phép môi trường: giấy phép môi trường phải được cấp trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
  • Đối với dự án không có ĐTM nhưng có giấy phép môi trường: giấy phép môi trường phải được cấp trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của luật này hoặc trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  • Đối với dự án có ĐTM, đang trong thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của PL trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, thì giấy phép môi trường sẽ được cấp ngay sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời gian vận hành thử nghiệm.
  • Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu thực thì Giấy phép môi trường phải có trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. (Trừ trường hợp đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường traong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài,,..(giấy phép môi trường thành phần).

Theo Khoản 2, Điều 42, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14

VIII Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm có:

  Theo khoản 1, Điều 43, Luật Bảo Vệ Môi Trường 72/2020/QH14