An toàn điện khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Khi vận hành bất cứ một hệ thống nào đó thì không thể thiếu các máy móc sử dụng điện và vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng không ngoại lệ, các thiết bị thường hay bị nhiễm điện – rò rỉ sau một thời gian dài sử dụng. Vậy làm sao an toàn điện khi vận hành hệ thống xử lý nước thải? cùng Tuấn vũ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Contents
1. An toàn điện là gì?
Điện năng là nguồn năng lượng cơ bản trong các nhà máy, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.
An toàn điện là một trong những chuyên đề quan trọng của an toàn lao động. một số nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn điện: thiếu hiểu biết về an toàn điện; không chấp hành các quy tắc an toàn điện
AN TOÀN ĐIỆN là:
- Các quy định, kỹ năng cơ bản cần thiết được đề ra và yêu cầu nhằm đảm bảo cho cả con người nằm trong khu vực điện và an toàn cho hệ thống điện.
- Là Hệ thống biện pháp tổ chức và biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa tác hại, nguy hiểm của dòng điện, hồ quang điện, điện từ trường và tĩnh điện đối với con người.
2. Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện
Trong các thông kế hàng năm có tới 400 người mất mạng và hàng trăm người khác bị thương liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Trong số đó, có khoảng 70% trường hợp tai nạn bắt nguồn từ việc mất an toàn khi sử dụng điện.
Sau đây là một vài nguyên nhân chính dẫn tới những vụ việc tai nạn đáng buồn liên quan đến điện:
- Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện
- Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện ( ví dụ: chạm tay trực tiếp vào cầu dao, ổ cắm, dây điện trần,…)
- Không sử dụng các công cụ hỗ trợ, bảo hộ khi kiểm tra các thiết bị điện
- Sử dụng ổ cắm điện, thiết bị điện kém chất lượng
- Vi phạm khoảng cách an toàn điện…
- Chạm gián tiếp: chạm vào các phần tử bình thường không có điện áp
- Do điện áp bước, hồ quang điện, xuất hiện trong khu vực điện
3. An toàn điện trong vận hành hệ thống xử lý nước thải
Để vận hành một hệ thống xử lý nước thải thì không thể bỏ qua các vấn đề liên quan đến điện vì trong một hệ thống có rất nhiều sản phẩm sử dụng điện như: máy bơm, sục khí, tụ điện điều khiển hệ thống, máy ép bùn,…
Để an toàn điện trong vận hành thì người vận hành phải nắm rõ và thực hiện các lưu ý sau:
- Kiểm tra điện, nước cấp cho hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo điện được cung cấp đầy đủ, đúng công suất vận hành.
- Kiểm tra hệ thống tủ điện xem có rò rỉ, đứt dây… cài đặt lại PLC nếu cần thiết.
- Kiểm tra tình trạng sensor đầu dò để vệ sinh, hiệu chuẩn nếu bị bẩn, ăn mòn.
- Nắm vững các biện pháp an toàn, cách xử lý sự cố và phương pháp sơ cứu tai nạn điện
- Thường xuyên kiểm tra sự an toàn như dây dẫn, ổ điện, lớp bảo vệ của các thiết bị bơm, thiết bị khuấy hóa chất, máy ép bùn,…Ngoài ra, hằng ngày nhân viên vận hành phải đọc kết quả hiển thị trên tủ điều khiển trung tâm dòng điện tủ điều khiển trung tâm và đọc kết quả hiển thị trên tủ điều khiển trung tâm điện áp 3 PHA, 380V
- Nếu có xảy ra sự cố về điện, trước khi tiến hành khắc phục nên cắt hết điện ở cầu dao tổng ở trạm xử lý nước. Trong quá trình sửa chữa phải có người canh hoặc để biển báo ở cầu dao tránh người khác vô tình bật lên.
- Vì là trạm xử lý nước thải nên nước là thứ dễ nhiễm điện và dẫn điện nên cần cẩn thận ngăn cách và tránh để nước bắn vào tủ điện.
- Khi có sự cố cháy nổ, ngay lập tức ấn nút POWER OFF trên tủ điện điều khiển để các thiết bị ngừng hoạt động tránh tình trạng cháy nổ.
Ngoài an toàn điện thì các bạn vận hành có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để tiết kiệm điện năng cho trạm xử lý nước thải sau:
CÁC THIẾT BỊ |
BIỆN PHÁP |
Máy thổi khí | Lắp đặt thiết bị biến tần điều chỉnh vòng quay mô tơ để có thể tùy biến lưu lượng hoặc khí. |
Kiểm soát hàm lượng oxy hòa tan | Lắp đặt các máy đo nồng độ oxy hòa tan (DO) để kiểm soát bể sục khí. |
Bơm nước thải | Định kỳ kiểm tra hiệu suất của máy bơm, kiểm tra đặc tuyến công tác, thay máy mới có hiệu suất cao hơn máy có đặc tuyến phù hợp.
Lập các chế độ vận hành bơm theo giờ hợp lý. |
Hệ thống cấp điện động lực | Vận hành các máy phát điện bổ sung để giảm bớt tiêu thụ và lệch pha từ điện lưới trong các giờ cao điểm.
Lắp các tụ bù. |
kiểm soát phụ tải | Lắp đầy đủ các đồng hồ đo điện cho các phụ tải. |
các mô tơ điện khác | Thay thế các mô tơ ngoại cỡ dư thừa công suất bằng các mô tơ có công suất phù hợp hơn.
Lắp đặt máy biến tần nếu cần. |
Hệ thống đo lường điều khiển | Lắp đặt SCADA, PLC (bộ lập trình logic), bổ sung các thiết bị đo lường, tăng cường các giải pháp tự động hóa để tối ưu chế độ hoạt động. |
4. Các phương pháp xử lý khi có sự cố về điện giật
Khi thấy người bị tai nạn điện giật, ai cũng phải có trách nhiệm tìm mọi cách cứu nạn nhân khỏi dòng điện. Việc xử lý, cấp cứu được tiến hành càng nhanh thì tỷ lệ sống của nạn nhân được cứu sống càng cao. Theo như thống kê cho thấy trong 1 phút, nếu nạn nhân được tách khỏi nguồn điện và được cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ sống khoảng 98%, nhưng nếu để trong 6 phút thì tỷ lệ sống chỉ còn lại là 10%.
Việc xử lý, cấp cứu người bị điện giật đúng cách cần thực hiện theo 2 bước cơ bản:
4.1 Các phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện
Khi chứng kiến ai đó bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang, dễ mắc phải những sai lầm ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân, thậm chí là bị điện giật cho chính mình. Để Sơ cứu khi bị điện giật bạn cần tiến hành làm những điều này trước là:
Ngắt nguồn điện:
Nếu nạn nhân bị điện giật do bộ chuyển đổi trên tường, thiết bị điện bị rò rỉ, dây bị hở, v.v., cách nhanh nhất là ngắt dây dẫn điện gần nhất bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ cắm. Nếu có nhiều dây điện rối rắm đến mức bạn không xác định được nguồn dây tiếp xúc với nạn nhân ở đâu, hãy nhanh chóng tắt công tắc nguồn chính.
Trong trường hợp đó là nguồn điện áp cao không thể tắt được, bạn nên gọi cho người quản lý điện tại khu vực đó để yêu cầu tắt nguồn nhanh chóng. Nếu nguồn điện chưa được tắt, bạn không nên cố gắng tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Nếu bạn cảm thấy tê ở phần dưới cơ thể, hãy nhảy một chân đến một vị trí an toàn.
Nếu nạn nhân bị điện giật trong vũng nước, tuyệt đối không được đến gần nạn nhân hãy ưu tiên đến việc tìm và tắt nguồn điện trước hết. Trong khi cố gắng tắt nguồn, vì sự an toàn của chính bạn hãy đi giày hoặc dép và không đi chân đất.
Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân:
Sau khi tắt nguồn, hãy sử dụng các vật không dẫn điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và di chuyển dây điện ra xa nạn nhân. Các vật dụng không dẫn điện mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như Vd: chổi có cán nhựa hoặc cán gỗ, thanh gỗ dài, ghế nhựa, chai nhựa, đồ vật bằng cao su… Nếu đã ngắt nguồn điện thì có thể dùng tay không để tách nạn nhân ra, tuy nhiên vì lý do an toàn nên tốt hơn là sử dụng một vật dụng có cách điện.
Bạn không bao giờ được chạm vào nạn nhân bằng tay hoặc chân trần hay vật dụng kim loại để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện khi nguồn điện chưa tắt được. Bạn nên dùng một thanh gỗ hoặc cao su dài để di chuyển nguồn điện ra xa nạn nhân và không nên tách nạn nhân ra bằng cách đẩy ngã hay kéo lê việc này có thể sẽ khiến nạn nhân bị chấn thương.
Nếu nguồn điện rơi vào trong xe ô tô, hướng dẫn nạn nhân ngồi yên trên xe rồi nhanh chóng cắt nguồn điện và bạn có thể nhanh chóng gọi ai đó đến trợ giúp. Nếu điện áp quá cao mà xảy ra cháy trong xe, cần sớm đưa nạn nhân ra khỏi xe.
4.2 Các phương pháp cứu người bị điện giật
Sau khi ngắt nguồn điện và di chuyển đến nơi an toàn, ngay lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật theo các bước sau:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp và thông thoáng.
- Không được để nạn nhân bị lạnh, dùng khăn sạch đắp lên người nạn nhân.
- Kiểm tra mức độ vết thương và kiểm tra xem nạn nhân có còn tỉnh táo hay không. Gọi tên nạn nhân và đợi xem họ có trả lời hay không.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh thì hãy lập tức tiền hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không mở được đường thở thì hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra và kiểm tra xem miệng có bất thường không.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân không thở và thử sờ vào thấy không có mạch đập, chỉ khi bạn có thể chạm vào nạn nhân một cách an toàn mới thực hiện việc này.
Nếu nạn nhân còn tỉnh và bị bỏng nhẹ, thì hãy rửa vết bỏng bằng vòi nước lạnh. - Nếu nạn nhân bị thương nặng cần gọi xe cấp cứu và đưa đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.
Khi sơ cứu nạn nhân cần xem xét mức độ thương tích của nạn nhân để có cách sơ cứu phù hợp. Người bị điện cao thế hoặc điện giật lâu nên đưa đi cấp cứu ngay, người bị điện giật sau khi sơ cứu mà vẫn tỉnh táo thì đưa đến bệnh viện để đánh giá và kiểm tra sức khỏe. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám vết thương cho bệnh nhân, mức độ bỏng, mức độ chảy máu… Từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Qua bài viết này mong sẽ mang lại được thông tin bổ ích cho bạn! Nếu có gì thắc mắc hoặc muốn mình viết thêm vấn đề gì liên quan đến hệ thống xử lý nước thải, nước tinh khiết, nước cấp … hay để lại bình luận bên dưới cho mình nhé!!!
Leave A Comment