Việc lựa chọn bơm (bơm màng) để vận chuyển chất lỏng đến vị trí mong muốn đỏi hỏi người sử dụng phải có một hiểu biết nhất định về nguyên lý hoạt động của bơm cũng như hiểu biết về nguyên vật liệu cấu tạo nên các chi tiết của bơm để từ đó lựa chọn được bơm phù hợp, đảm bảo hiệu suất cao, bền và an toàn trong quá trình sử dụng.
Trong khuôn khổ bài viết này, Tuấn Vũ xin được chia sẽ những hiểu biết của chúng tôi về bơm màng, các kiểu bơm màng, cũng như ứng dụng của của mỗi loại bơm.
Contents
I. Bơm màng là gì?
Bơm màng (tên tiếng anh là diaphragm pump) là một loại bơm hoạt động dựa vào nguyên lý chuyển động tới lui của màng bơm để hút chất lỏng như hóa chất, bùn, nước thải, bột, sơn, keo, nhựa đường, dầu cá, rỉ mật… vào buồng bơm và đẩy chất lỏng này đến nơi vị trí mong muốn.
Bơm màng còn gọi là bơm thể tích vì nó dựa vào thể tích do màng tạo ra với buồng bơm.
II. Phân loại
Để phân loại bơm màng chúng ta cần dựa vào cơ chế chuyền động cấp cho màng. Cụ thể, chúng ta có các loại bơm màng sau:
1. Bơm màng khí nén
Bơm màng khí nén trong tiếng Anh có tên là Air operated diaphragm pumps (AODD) là dạng bơm công nghiệp được sử dụng để vận chuyển chất cần bơm dựa vào tác dụng của khí nén tác dụng lên màng bơm (thường làm bằng cao su, nhựa nhiệt dẻo hoặc Teflon) nhờ van chia khí tạo sự dịch chuyển hai bên màng, kết hợp với van bi để đóng ngắt chất lỏng.
2. Bơm màng điện
Cũng giống như bơm màng khí nén tuy nhiên cơ chế truyền động cấp cho màng là bằng động cơ điện.
3. Bơm màng cơ khí
Máy bơm màng này sử dụng liên kết cơ học piston gắn trực tiếp vào màng ngăn. Piston này hoạt động nhờ một cơ cấu quay và bánh răng để chuyển đổi hoạt động quay của động cơ thành hoạt động qua lại của piston. Lưu lượng được điều chỉnh dựa vào thay đổi tốc độ quay của động cơ hoặc chiều dài hành trình của piston.
III. Ứng dụng của mỗi loại bơm màng
Dựa vào cấu tạo của bơm màng, nhu cầu sử dụng, loại chất liệu cần vận chuyển, đặc tính của môi trường làm việc mà người sử dụng sẽ quyết định lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
1. Đối với bơm màng khí nén
Bơm màng khí nén do không sử dụng điện nên sẽ là lựa chọn tốt nhất cho nhưng khu vực mà có yêu cầu cao về an toàn cháy nổi.
Vật liệu cấu tạo của bơm màng khí nén cũng rất đa dạng: từ loại hợp kim, nhựa hoặc inox do vậy bơm màng khí nén thường được chọn để phục vụ vận chuyển vật chất trong các ngành công nghiệp như:
– Ngành thực phẩm và đồ uống: được sử dụng để bơm các nguyên liệu sản xuất cũng như bơm các loại hương liệu tổng hợp như sản xuất tương ớt, nước mắm, mì gói, sữa, mía đường, nước ngọt, bia…
– Ngành hóa chất: được sử dụng để bơm các chất ăn mòn như axit, polymer, keo và chất dính, xi mạ..
– Ngành dầu khí: ứng dụng trong hệ thống bơm dầu diesel, bơm nhiên liệu cho hệ thống máy công cụ …
– Ngành men sứ: bơm màng dùng để bơm bùn loãng, bơm nhiên liệu và bơm phun men sứ
– Ngành sản xuất sơn và mực in: bơm các loại dung môi hay hóa chất để sản xuất ra sơn và mực in
– Ngành sản xuất nhựa và polymer: sử dụng bơm hóa chất cũng như các loại nhựa dẻo tổng hợp
– Máy có độ sai số thấp nên được ứng dụng trong chiết rót hóa chất ngành y tế
– Xử lý nước thải trong các nhà máy sản xuất, đô thị và công nghiệp
– Xử lý nước tinh khiết, hóa dầu, xăng dầu, bột giấy
– Bơm hóa chất từ thùng phuy
2. Đối với bơm màng điện
Được ứng dụng trong các ngành công nghiệp giống như bơm màng khí nén, tuy nhiên vị trí lắp đặt bơm màng điện sẽ hạn chế lắp đặt tại những khu vực có yêu cầu cao về an toàn cháy nổ.
3. Đối với bơm màng cơ khí
Ưu điểm: có thể điều khiển được lưu lượng cần bơm với độ chính xác cao do vậy bơm màng cơ khí còn được gọi là bơm định lượng và thường được sử dụng để định lượng hóa chất trong các ngành công nghiệp như: công nghiệp sơn, thực phẩm, xử lý nước sạch và nước thải,….
Qua bài viết này Tuấn Vũ hy vọng các thông tin chia sẽ trên giúp ích cho bạn và doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn bơm màng phù hợp cho dự án. Nếu có thắc mắc hay cần được tư vấn thêm về hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ ngay cho Tuấn Vũ qua hotline 0989.107.143!
Leave A Comment