Bể tuyển nổi được ứng dụng rất phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay. Nhờ công dụng của mình, bể tuyển nổi được ứng dụng trong ngành xử lý nước thải ở rất nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, nước thải ngành công nghiệp thực phẩm, ngành thủy sản, ngành giấy, ngành chăn nuôi và ngành dệt nhuộm.
Vậy các vấn đề trong bể tuyển nổi (DAF) là những vấn đề nào cũng Tuấn Vũ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
- I. Bể tuyển nổi (DAF) là gì?
- II. Các vấn đề trong bể tuyển nổi (DAF)
- Vấn đề thứ 1: Hệ thống tạo ra bong bóng khí có siêu nhỏ hay không? Lượng bong bóng khí tạo ra có đủ cho quá trình hay không?
- Để biết được lượng bong bóng khí tạo ra có đủ cho quá trình thì cần kiểm tra:
- Vấn đề thứ 2: Hoá chất keo tụ của bạn hoạt động có hiệu quả hay không? Liều lượng sử dụng có đáp ứng chưa?
I. Bể tuyển nổi (DAF) là gì?
Bể tuyển nổi ( bể DAF) được viết tắt từ cụm từ Dissolved Air Flotation là một thiết bị tích hợp keo tụ tạo bông kết hợp lắng, tuyển nổi và cô đặc bùn dựa trên nguyên lý hoạt động sử dụng bọt khí siêu nhỏ và chất keo tụ hóa học như PAC, polymer…. Các chất rắn bị ép nổi lên mặt nước và được loại bỏ bằng dụng cụ cơ học, sau đó được xử lý. Khi nước thải vào bể tuyển nổi (DAF), nó sẽ tách thành ba lớp: lớp bùn, lớp nước sạch, lớp đáy.
1. BỂ TUYỂN NỔI (DAF) CÓ CÁC LOẠI
- Bể tuyển nổi cơ học.
- Bể tuyển nổi hóa học.
- Bể tuyển nổi chân không.
- Bể tuyển nổi áp lực.
2. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỂ TUYỂN NỔI
– Ưu điểm
- Loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ khó lắng: dầu mỡ, váng sữa,…
- Hiệu quả loại bỏ hàm lượng chất rắn lơ lửng cao: 90 – 95%.
- Giảm thời gian lưu và thể tích các công trình phía sau.
– Nhược điểm
- Chi phí đầu tư, bảo dưỡng thiết bị cao.
- Yêu cầu người vận hành phải có kỹ thuật.
- Bể tuyển nổi có cấu tạo phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất khó.
II. Các vấn đề trong bể tuyển nổi (DAF)
Để bể hoạt động bình thường thì nhân viên vận hành hệ thống bể DAF thường có các vấn đề sau:
Vấn đề thứ 1: Hệ thống tạo ra bong bóng khí có siêu nhỏ hay không? Lượng bong bóng khí tạo ra có đủ cho quá trình hay không?
Khi nhìn vào trong bể tuyển nổi (DAF) hoặc lấy một mẫu ra khỏi bộ khuếch tán vi bọt khí để xác nhận DAF đang tạo ra “nước trắng”. Nước sẽ trông giống như sữa;
Ví dụ:
- Hình thành vi bọt kém:
- Hình thành bong bóng nhỏ tốt:
Nếu DAF của bạn không tạo ra “nước trắng”, đây là một số điều cần kiểm tra:
1. Kiểm tra xem máy bơm cao áp có đang chạy hay không: có nhiều nhân viên vận hành bỏ qua điều đơn giản này. Một máy bơm có thể không hoạt động vì một số lý do hoặc không được bật lại sau khi bảo trì hoặc thời gian ngừng hoạt động.
2. Kiểm tra áp suất ngược trên máy bơm bể DAF: Nhiều máy bơm cần áp suất ngược để tạo bọt khí siêu nhỏ.
3. Kiểm tra bộ khuếch tán trong bể DAF: Đảm bảo máy bơm phân phối đều “nước trắng” dọc theo chiều dài của bể DAF. Đôi khi sẽ có các van đóng hoặc bị tắc ngăn không cho “nước trắng” vào hệ thống.
4. Vi bọt khí liên tục chảy ra từ bồn tạo vi bọt: Điều quan trọng là phải xả hết bọt khí để ngăn bọt khí lớn và vừa hình thành trong bể DAF.
Nếu không tạo được bong bóng khí min sẽ làm giảm hiệu suất tuyển nổi. Nếu thiết bị tạo ra không đủ bong bóng khí thì các bông bùn sẽ không nổi lên trên mà bị lắng xuống dưới.
Để biết được lượng bong bóng khí tạo ra có đủ cho quá trình thì cần kiểm tra:
1. Thiết bị có đủ công suất tạo ra bong bóng khí hay không?
2. Máy bơm có đạt yêu cầu hay không, thường thì thức tế sẽ khác so với tính toán ban đầu của các kỹ sư nên máy bơm không đạt yêu cầu so với lượng nước.
Vấn đề thứ 2: Hoá chất keo tụ của bạn hoạt động có hiệu quả hay không? Liều lượng sử dụng có đáp ứng chưa?
Việc lựa chọn hóa chất cho bể DAF là phần khó khăn nhất trong bất kỳ hoạt động nào trong bể. Các hóa chất keo tụ thường dùng: PAC, phèn nhôm, phèn sắt,…Bên cạnh đó, nhân viên vận hành còn dùng thêm chất trợ keo tụ là polymer. Có rất nhiều loại polymer với đặc tính hoạt động khác nhau trong các điều kiện khác nhau.Tất cả polymer đều nhạy cảm với sự thay đổi độ pH nên điều quan trọng là phải trung hòa dòng chất thải trước khi cho polymer vào.
Nếu không tìm đúng loại polymer với liều lượng phù hợp và cho vào bể không đúng thời điểm trong quy trình có thể phá vỡ các bông cặn. Nên tìm hiểu từ nhà cung cấp hóa chất để chọn ra ba đến năm loại polymer hoạt động tốt nhất với loại nước thải của trạm và cần thử nghiệm chúng tại hiện trường để tìm ra liều lượng gần đúng.
Đầu tiên, họ sẽ định lượng polymer làm sao để tạo ra một khối bùn “tốt”. Sau đó, thực hiện thêm bài kiểm tra sử dụng các liều lượng khác nhau có thể là một bài kiểm tra cố ý dùng liều lượng thấp hơn, một bài kiểm tra cố ý dùng quá liều lượng
Nhân viên vận hành cần QUAN SÁT sự thiếu hụt và quá liều lượng của polymer để biết những điều cần lưu ý trong quá trình vận hành.
Những điều nhận biết polymer đang hoạt động bình thường trong bể DAF là:
- Khối bùn dày được hình thành nổi lên phía trên cùng của bể tuyển nổi.
- Thu được lớp nước sạch (nước quá trình sau xử lý) ở phía trên của lớp phủ bùn cặn đáy.
Qua bài viết này Tuấn Vũ hy vọng các thông tin chi tiết về bể tuyển nổi (bể DAF) sẽ giúp ích cho bạn và doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vấn đề khi vận hành hệ thống bể tuyển nổi (DAF). Nếu có thắc mắc hay cần được tư vấn thêm về vận hành hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ ngay cho Tuấn Vũ qua hotline 0989.107.143 hoặc 0368.757.375 !
Leave A Comment