Hiện nay có rất nhiều loại máy bơm khác nhau, theo đó cánh quạt máy bơm cũng trở nên đa dạng về mẫu mã, hình dáng, kích thước để phù hợp với máy và nhu cầu sử dụng.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cánh quạt của máy bơm!
Đối với máy bơm nước, cánh quạt là bộ phận quan trọng, tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc chất lỏng cần bơm. Nó quay và tạo ra lực hút hoặc đẩy, đưa chất lỏng di chuyển theo đường ống lắp đặt với máy bơm. Vì thế khi lựa chọn cánh quạt cần chọn loại phù hợp có độ bền cao, chức năng tương thích với máy bơm và loại chất lỏng cần bơm.
Contents
- I. Các loại cánh quạt máy bơm
- 1. Cánh quạt ly tâm khép kín (High head closed channel impeller)
- 2. Cánh quạt xoáy (vortex impeller)
- 3. Cánh quạt máy bơm ly tâm trục vít (Centrifugal screw impeller)
- 4. Cánh cứng chống ăn mòn (Hardened Sand/slurry impeller)
- 5. Cánh bơm lưu lượng lớn (Mixed flow impeller)
- 6. Cánh dạng chân vịt (Propeller)
- II. Hướng dẫn cách thay cánh quạt máy bơm nước
I. Các loại cánh quạt máy bơm
1. Cánh quạt ly tâm khép kín (High head closed channel impeller)
Là loại cánh quạt phổ biến nhất hiện nay. Thiết kế theo dạng trên dưới khép kín, bên trong là cánh quạt xếp đều theo trục quay và các rãnh ra. Nhờ hai đầu kín, nước chảy vào trong được cánh quạt điều chỉnh hướng chảy ra theo cách rãnh định sẵn.
- Ưu điểm: Tạo áp lực cao, chất lỏng được đẩy mạnh, nhanh hơn và chính xác hơn. Vì phải hoạt động dưới áp lực lớn nên độ bền của loại cánh quạt này rất cao, tránh tình trạng bị ăn mòn nhanh.
- Nhược điểm: Nếu loại chất lỏng bơm có nhiều cặn, lẫn đất hoặc đá cánh quạt sẽ dễ bị mòn, vỡ hoặc gãy, nghẹt rác.
2. Cánh quạt xoáy (vortex impeller)
Cánh có hình dạng giống cánh quạt, dày nhưng thấp, nhỏ. Cánh bơm được thiết kế xoáy cùng theo một hướng, đầu còn lại chụm về trục xoay.
- Ưu điểm : Nhờ cánh rộng tránh được tình trạng kẹt cánh hay ma sát làm mòn cánh. Bơm được các chất lỏng có lẫn tạp chất, vật rắn có kích thước nhỏ. Thường dùng cho bơm chìm, bơm nước thải…
- Nhược điểm : cánh xoáy chỉ đạt hiệu suất thấp, do đó người dùng chỉ nên lựa chọn và lắp đặt cánh xoáy khi phải xử lý các chất lỏng phù hợp với tính năng của cánh.
3. Cánh quạt máy bơm ly tâm trục vít (Centrifugal screw impeller)
Cánh quạt có hình xoắn ốc hướng lên.
- Ưu điểm: Lực hút mạnh, hiệu quả cao với những chất lỏng có mật độ cao như dầu, nhớt, … Các loại cặn lớn dễ dàng bị nghiền nhỏ và đi qua cánh. Với thiết kế xoắn ốc, dòng chảy không bị chuyển hướng đột ngột.
- Nhược điểm: Lực đẩy ra không cao, cần công suất lớn để bơm.
4. Cánh cứng chống ăn mòn (Hardened Sand/slurry impeller)
Cánh quạt to, cao và dày nằm thẳng đứng trên một bề mặt đĩa tròn, cánh xoay về một hướng, nằm xen kẽ với nhau như cánh hoa hồng chứ không chụm về trục như cánh quạt xoáy.
- Ưu điểm: Được chế tạo bằng hợp kim chống ăn mòn tối đa nên thường dùng bơm các loại chất lỏng có tính axit, có muối.
- Nhược điểm: Giá thành cao, là loại đặc thù khó thay thế bằng loại cánh khác.
5. Cánh bơm lưu lượng lớn (Mixed flow impeller)
Cánh quạt có bản to, nằm ngang cùng nghiên đều về một phía và một góc xác định xoay quanh trục xoay.
- Ưu điểm: Dễ lắp đặt, bảo dưỡng, thay thế. Khi hoạt động ổn định, không gây tiếng ồn, hiệu suất làm việc tốt.
- Nhược điểm: cần lựa chọn số cánh quạt phù hợp với chất lỏng bơm để đạt độ ổn định cho dòng chảy. Chỉ làm việc với áp suất và lưu lượng thấp đến trung bình nên không phù hợp với các loại chất lỏng nhớt và áp suất cao. Cánh quạt dễ bị ăn mòn, bị gãy, kẹt nếu gặp vật cản, cặn cứng.
6. Cánh dạng chân vịt (Propeller)
Cánh dạng xoắn, 3 cánh hình dạng giống chân vịt. Cánh có độ nghiêng sang phải, trục quay theo chiều kim đồng hồ hoặc nghiêng sang trái và trục quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Ưu điểm: Thông dụng trong tưới tiêu nông nghiệp. Có thể bơm một lượng nước lớn với áp suất thấp. Dễ chế tạo và sửa chữa, thay thế.
- Nhược điểm: Thường chỉ dùng để bơm nước, các chất lỏng có độ lỏng cao. Áp suất thấp và lưu lượng nước lớn nên dễ bị hư hại, móp méo trong quá trình sử dụng.
II. Hướng dẫn cách thay cánh quạt máy bơm nước
Bước 1: Tắt phích cắm điện của máy bơm. Thao tác tháo lắp ở vị trí khô ráo.
Bước 2: Sử dụng khóa cờ lê mở ốc vít buồng bơm.
Bước 3: Dùng kềm 2 chấu hoặc 3 chấu kẹp vào rãnh cánh quạt rồi rút ra, sau đó làm sạch cốt máy và vô dầu cho cốt
Bước 4: Lắp cánh quạt mới vào sao cho rãnh cánh khớp với cốt bơm
Bước 5: Gõ nhẹ cánh quạt sâu vào bên trong và canh chỉnh cánh quạt không chạm vào thành trong và thành ngoài của bơm
Bước 6: Cuối cùng tra ốc vít vào lại buồng bơm và khởi động máy kiểm tra
Trên đây là những thông tin cơ bản về một số mẫu cánh thông thường đang được lắp đặt trong các loại máy bơm nước hiện có trên thị trường Việt Nam. Hi vọng với những thông tin mà Tuấn Vũ nêu trên Quý bạn đọc có thể tìm được dòng máy bơm có cánh bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Leave A Comment