Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề được đông đảo người dân hưởng ứng và quan tâm. Xử lý nước thải bệnh viện cũng là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh các tác hại của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải …đối với môi trường và cuộc sống hiện nay của chúng ta. Các yếu tố này khiến việc xử lý nước thải bệnh viện trở nên quan trọng.

Để xử lý nước thải của bệnh viện thì cần phải thực hiện quy trình ra sao? hệ thống xử lý nước thải bệnh viện như thế nào? cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!

I. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện được tạo ra trong nhiều giai đoạn hoạt động khác nhau của bệnh viện, ví dụ: Ví dụ: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn tắm, khăn trải giường bệnh viện, súc rửa đồ vật, thuốc men, xét nghiệm, phẫu thuật, sản phụ khoa, vệ sinh, làm sạch và khử trùng phòng ở,…chúng chứa thành phần COD, BOD cao.

nguồn phát sinh nước thải bệnh viện

Nước thải phát sinh từ bệnh viện bao gồm:

  • Nước thải từ các khu vực khám chữa bệnh, căn tin bệnh viện, nước vệ sinh dụng cụ được xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ trước khi đưa qua hố thu gom.
  • Nước thải sinh hoạt (nhà vệ sinh, nhà nội trú, nhà ăn,..) được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và sau đó được dẫn qua hố thu gom.

Trong bệnh viện thường xuyên có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và có thể lây qua môi trường nước nên trong nước thải cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng rất nguy hại cho sức khỏe con người khi nước thải này thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý triệt để bằng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chuyên nghiệp và an toàn.

1. Tác hại của nước thải bệnh viện đối với sức khỏe con người

Theo các chuyên gia y tế, tiếp xúc với chất thải rắn y tế có thể gây bệnh hoặc thương tích cho cơ thể. Ngoài ra, chất thải y tế còn chứa các mầm bệnh truyền nhiễm, các bệnh nhiễm trùng như: virus HIV, viêm gan B, tụ cầu vàng, virus covid -19,…. Các mầm bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết xước, vết thương thủng, qua niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa do nuốt hoặc ăn phải.

Khi sử dụng nước thải chưa được xử lý hoàn toàn, chưa loại bỏ hết các mầm bệnh và vi khuẩn. Khi người dân tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm này hoặc sử dụng để đun nấu sẽ có nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng rất cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng lâu dài nước thải bệnh viện chưa được triệt để có thể bị mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm cho con người như thận, ung thư, tiêu chảy,….Điều này, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người và đời sống kinh tế – xã hội.

2. Tác hại của nước thải bệnh viện đối với môi trường

Nước thải từ bệnh viện mang theo nhiều loại vi rút nguy hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus bại liệt… có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, rau thủy canh. Khi con người sử dụng các thực phẩm có chứa các chất độc này qua đường ăn uống vẫn bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện khi thải ra trực tiếp ra chưa qua xử lý triệt để thì dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, có thể dẫn đến các sinh vật sống dưới nước, thủy sản không thể phát triển và có thể bị chết hàng loạt. Không những thế nếu lâu ngày nó sẽ ngấm vào lòng đất gây ra tình trạng đất bị

II. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Sơ đồ Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

  • Lưu lượng nước xử lý: 150 m3/ngày đêm.

sơ đồ quá trình xử lý nước thải bệnh viện

III. Quá trình xử lý nước thải

Nước thải này được thu gom bằng hệ thống cống của bệnh viện, sau đó đưa qua giỏ chắn rác để loại bỏ các vật thể có kích thước lớn nhằm tránh ảnh hưởng đến bơm chìm và đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình phía sau. Qua quá trình này, nước thải tiếp tục cho qua bể thu gom và sẽ được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải được xử lý chuyển sang bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải. Tại bể điều hòa, không khí được cấp bể vào bằng máy thổi khí nhằm giảm mùi hôi và giảm BOD, COD, một lượng chất hữu cơ cũng được phân hủy nhờ vi sinh vật hiếu khí. Tiếp theo, nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang bể Anoxic để tiếp tục xử lý.

Bể Anoxic

Bể Anoxic được sử dụng nhằm khử Nitơ từ sự chuyển hóa Nitrate thành Nitơ tự do. Do chu trình chuyển hóa phân giải Nitơ phải về dạng Nitrate trước khi bị khử thành khí Nitơ, mà quá trình Nitrate hóa lại diễn ra trong điều kiện hiếu khí nhưng khử Nitrate thành khí Nitơ lại diễn ra trong điều kiện thiếu khí nên cần tuần hoàn bùn và lượng nước thải từ bể Aerotank bám dính (đặt sau bể thiếu khí) để cung cấp Nitrate cho quá trình khử Nitrate diễn ra. Nước thải sau khi khử Nitơ sẽ tiếp tục tự chảy vào bể hiếu khí kết hợp Nitrate hóa.

Bể Anoxic được khuấy trộn bằng máy khuấy nhằm giữ bùn ở trạng thái lơ lửng và tạo sự tiếp xúc giữa nguồn thức ăn và vi sinh. Hoàn toàn không được cung cấp oxy cho bể này vì oxy có thể gây ức chế cho vi sinh khử Nitrate và tạo điều kiện thuận lợi về mặt hóa lý để các phản ứng hóa sinh diễn ra dễ dàng.

Bể Aerotank

Nước thải sau khi ra khỏi bể Anoxic sẽ tự chảy vào bể Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ tiếp tục được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O…theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + O2→H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp thụ Photpho, Nitơ cao hơn mức bình thường, Photpho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.

Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3+, SO42–,…Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ tự chảy qua bể MBR.

Bể MBR

Tại bể MBR, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0,01~ 0.2 µm) nên màng sẽ lọc được các cặn lở lửng, các hạt keo và một số loại vi khuẩn và giữ lại trong bể. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.

Bể chứa bùn

Bùn dư của bể MBR được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Tại đây bùn sẽ được hút định kỳ và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý theo đúng quy định. Nước tách bùn được quay trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Bể khử trùng

Nước sau khi xử lý tại bể MBR được bơm hút màng bơm về bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng Chlorine được châm vào nhằm tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh. Nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B sẽ theo hệ thống thoát nước của Bệnh viện dẫn ra nguồn tiếp nhận.

xử lý nước thải

Qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về quá trình xử lý nước thải bệnh viện gồm như thế nào, cách xử lý nước thải ra sao? Nếu còn gì thắc mắc Hãy cho Tuấn Vũ biết ở dưới phần bình luận nhé!!! để tụi mình cố gắng ra thêm những bài viết hay liên quan đến môi trường như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thi công hệ thống xử lý nước thải, cách xử lý nước thải sinh hoạt,…hay đơn giản hơn là hệ thống xử lý nước thải là gì nha.