Contents
I. Thực trạng nguồn nước ô nhiễm hiện nay:
Hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm đến như ô nhiễm không khí, vệ sinh an toàn thực phẩm và bên cạnh đó thì cũng có một vấn đề cần được chú trọng và quan tâm đến là Nguồn nước ô nhiễm. Nước – một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày không những thế còn phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm phục vụ cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay nước đang dần trở thành vấn đề báo động và là điều quan tâm nhiều nhất mà con người cần lưu tâm.
Để đáp ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ngành công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên, điều này hầu như phá hủy môi trường sống của con người và các loài động thực vật trên Trái đất. Công nghiệp hóa quá mức đang gây ra tình trạng nguồn nước ô nhiễm trên khắp thế giới ở mức báo động.
II. Nguyên nhân gây ra nguồn nước ô nhiễm
Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trên Thế Giới nói chung hay Việt Nam nói riêng chúng được chia thành nhiều nguyên nhân như sau:
1. Ô nhiễm từ các nguồn tự nhiên.
Nguyên nhân chính là:
– Do xác súc vật thối rữa lâu ngày ngấm xuống đất thấm vào mạch nước ngầm gây ra ôi nhiễm nguồn nước ngầm và chảy ra các dòng sông, ao, hồ gây ô nhiễm cục bộ.
– Hay là do lũ lụt, bão lụt, băng tuyết, hạn hán,… đây cũng được coi là một trong những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Khi lũ lụt say ra thường những vật dụng, nhà ở bị cuốn trôi theo dòng nước làm nguồn nước ô nhiễm hòa vào dòng nước sạch gây ô nhiễm cho khu vực.
2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt có thể được chia thành 2 loại:
– Nước thải khu vực bếp: nước thải này được sinh ra khi mọi người rửa các vật dụng chế biến thức ăn như chén bát, xoong nồi… hoặc rửa thực phẩm. Loại nước thải này thường chứa nhiều dầu mỡ, rác rưởi, chất tẩy rửa và các chất cặn bã, khi chưa được xử lý mà thải ra môi trường khiến nguồn nước ô nhiễm.
– Nước thải khu vệ sinh: nước thải này thường chứa nhiều hóa chất tẩy rửa từ các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, nước giặt và các chất thải của con người như nước tiểu, phân..nước thải này chứa các thành phần ô nhiễm như vì rút, COD, nitơ… tác động tiêu cực đến sinh thái môi trường nước.
3. Ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mức độ ô nhiễm nguồn nước hiện nay, khi tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng nhanh kéo theo sự ra đời của các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tại các khu công nghiệp, nhà máy xả hàng nghìn m3 nước vào nguồn nước mỗi ngày không qua xử lý, dẫn đến tình trạng nguồn nước ở những khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng, khiến tuổi thọ và sức khỏe của người dân trong vùng ngày một giảm sút.
4. Ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp.
Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi từ các chất cặn bã, phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra trực tiếp chưa qua xử lý chính là nguyên nhân gây nên nguồn nước ô nhiễm.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… quá liều lượng khuyến cáo là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên bề mặt và nguồn nước ngầm tồn dư hóa chất.
Một số nông dân thậm chí còn sử dụng các hóa chất bị cấm để bón, tưới cho cây trồng. Điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mà còn cực kỳ độc hại cho người sử dụng.
5. Ô nhiễm từ chất thải y tế.
Về ô nhiễm từ chất thải ý tế thường ở các phòng thí nghiệm, cơ sở y tế, nhà máy rửa thực phẩm,… luôn mang mầm bệnh và vi rút phát tán ra môi trường không được xử lý dẫn đến vi rút lây lan nhanh chóng trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe con người.
III. Hậu quả của việc nguồn nước ô nhiễm
Đối với con người: Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, tả, bệnh ngoài da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta bị nhiễm độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ… Điều này ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến Sức khỏe, tuổi thọ và năng suất của con người.
Đối với động, thực vật: Các chất hóa học và vi khuẩn trong nước ô nhiễm làm cho các động, thực vật dần dần chết đi và làm cho hệ sinh thái mất cân bằng. Bên cạnh đó, cũng làm cho cây cối ngày càng còi cọc, sinh trưởng và phát triển khó khăn hơn hay thậm chí không phát triển.
IV. Các biện pháp xử lý nguồn nước ô nhiễm
Nâng cao ý thức của người dân
- Các hộ gia đình cũng phải quản lý hợp lý chất thải và hạn chế xả thải trực tiếp ra môi trường làm các chất độc hại ngấm vào đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
- Mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, nhất là ở ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch, mương các chất thải, thuốc dạng lỏng vào cống thoát nước sinh hoạt.
- Nhà nước cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân (nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn)
- Các nhà máy, công ty không xử lý nước thải mà xả thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn Rác thải, nước thải hàng ngày.
- Khuyến khích nông dân xây dựng bể chứa, hầm biogas để xử lý phân, nước tiểu động thực vật.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại hóa chất cấm.
Xây dựng hệ thông xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, nông nghiệp, khu dân cư,..
- Các cơ sở, doanh nghiệp phải xử lý chất thải đúng quy cách trước khi thải ra môi trường bằng cách trang bị cho mình các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống xử lý nước thải của công ty.
Leave A Comment