Gần đây có rất nhiều thông tin liên quan đến khủng hoảng kinh tế. Vậy nó được bắt nguồn ra sao? Ảnh hưởng thế nào đối với nên kinh tế toàn thế giới? cùng Tuấn Vũ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
1. Nguồn gốc
Khủng hoảng kinh tế được bắt nguồn từ Mỹ sau đó đã lan rộng ra trên toàn thế giới trên nhiều mặt: kinh tế tăng trưởng thấp, sản xuất đình trệ, xuất nhập khẩu giảm sút, thất nghiệp và nghèo đói gia tăng,…Các nước lớn cũng như các tổ chức tài chính quốc tế có nhiều chủ trương, chính sách với nhiều gói kích thích tài chính khổng lồ và các biện pháp hỗ trợ được đưa ra từ cuối năm 2008 đến nay. Nhưng nhìn chung tình hình kinh tế Thế giới vẫn đang trong tình trạng khó khăn và suy thoái trầm trọng, các biện pháp kích cầu chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng mất cân đối tổng thể hoặc mất cân đối trong mọi lĩnh vực, từng cấu phần của nền kinh tế gây ra những rối loạn lớn trong đời sống kinh tế – xã hội, sản xuất kinh doanh đình trệ, phá sản, thất nghiệp xuất hiện và tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân.
Nhìn chung, các cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính nào cũng đều gây ra những hậu quả khó lường cho các quốc gia và cho nền kinh tế toàn cầu. Khu vực sản xuất và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, hàng triệu người thất nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính điêu đứng, nhiều ngân hàng, các công ty tài chính và các tập đoàn kinh tế lớn trong nhiều quốc gia trên thế giới bị phá sản, kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng trong quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và nền kinh tế thế giới nói chung.
2. Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới
Bất ổn trong nước và khu vực
Khủng hoảng kinh tế khiến các công ty phá sản vì không trả được các khoản vay, ngừng sản xuất, phải sa thải công nhân để bù đắp chi phí khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến cuộc sống bị ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần, tình cảm của người lao động.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng gây ra tình trạng bất ổn xã, lạm phát tràn lan và tạo ra một vòng xoáy mà đất nước phải mất nhiều năm mới có thể trở lại bình thường trở lại.
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Quá trình toàn cầu hóa ngày càng lan rộng ra nhiều nước làm cho sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn trên mọi lĩnh vực. Khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đặc biệt là đối với những quốc gia có nhiều tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu hay Trung Quốc khi nền kinh tế của một trong những nước này suy thoái sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Khủng hoảng nhân đạo
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, chất lượng cuộc sống của người dân giảm sút. Một số nhóm công nhân không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thức ăn, chỗ ở với mức sống đắt đỏ và nguồn thu nhập eo hẹp.
Nghèo đói và tỷ lệ mù chữ cao ở trẻ em, dẫn đến các tệ nạn xã hội và bạo lực, đặc biệt là nhắm vào những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Ngoài ra, nếu đất nước chìm trong vũng bùn do khủng hoảng kinh tế, mọi người có xu hướng quyết định di cư sang một quốc gia khác có cuộc sống tốt hơn điều kiện. Di cư ồ ạt sẽ gây ra khủng hoảng di cư và trở thành gánh nặng cho các quốc gia khác.
Bài viết trên là những Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà Tuấn Vũ biết mong bài viết này có thể mang lại được nhiều lợi ích cho các bạn khi đọc.
Leave A Comment