Contents
- Giá thể vi sinh là gì?
- Một số vấn đề thường gặp ở giá thể di động trong bể MBBR
- Nguyên nhân và cách khắc phục về giá thể di động trong bể MBBR
- 1. Giá thể di động bị vỡ sau một thời gian vận hành
- 2. Giá thể di động nổi trên bề mặt bể tập trung một chỗ
- 3. Giá thể di động (giá thể lơ lửng) chìm xuống đáy bể
- 4. Vi sinh di động ít trên giá thể
- 5. Khung chắn giá thể hoạt động chưa hiệu quả
- 6. Giá thể bị nghẹt vào các thiết bị như bơm chìm trong bể hiếu khí
Giá thể vi sinh là gì?
Giá thể vi sinh là nơi vi sinh vật có thể bám và phát triển, điển hình là trong môi trường nước thải. Có thể nói đây là “nhà” của vi sinh vật. Giá thể được làm từ vật liệu các loại nhựa như PE, PP, HDPE …. Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giá thể vi sinh vật được sử dụng như một vật liệu bổ sung. Chúng có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa nước thải và môi trường vi sinh vật. Quá trình phân hủy sinh học sẽ được xử lý với hiệu suất hiệu quả hơn và trong thời gian ngắn hơn.
Mục đích của việc cho các giá thể vào bể xử lý hiếu khí trong xử lý nước thải là:
- Giữ nồng độ vi sinh vật ở mức ổn định: khi hệ thống nước thải hoạt động luôn luân chuyển từ công trình này sang công trình khác. Vì vi sinh vật cũng theo dòng nước mà đi sang các bể khác nên việc bổ sung giá thể giúp vi sinh vật có giá đỡ để bám dính và luôn ở lại trong bể hiếu khí. Lượng vi sinh vật trong bể luôn ổn định, duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải cao hơn: Đây là điểm khác biệt giữa các mẫu giá thể, nó cũng là yếu tố đánh giá hiệu quả công việc bể sục khí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu thiết kế hiện đại giúp tăng diện tích bề mặt giá thể lên gấp hàng chục lần mà các mẫu này đã dần chứng tỏ hiệu suất hoạt động của nó.
Giá thể trong bể MBBR thường có hai loại là giá thể cố định và giá thể di động.
Giá thể vi sinh di động (giá thể lơ lửng) là loại vật liệu được bổ sung trong hệ thống xử lý nước thải để vi sinh vật bám dính vào. Giá thể thường được bổ sung vào bể sinh học MBBR để nâng cao hiệu quả xử lý của bể sinh học. Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể mà những giá thể này lại di chuyển tự do trong bể sinh học và được giữ lại bên trong bể sinh học.
Giá thể vi sinh cố định có thể được tạo ra ở nhiều dạng như: hình sợi, tấm lượn sóng, khối cầu… Thường là các tấm nhựa có diện tích lớn và thường được nằm cố định trong bể. Vì vậy, khi các tấm vi sinh này được đặt vào bể thì cần thêm thời gian để lắp đặt và xây dựng lại bể cho phù hợp với hình dạng của các giá thể. Do được đặt cố định trong bể nên nó cũng hạn chế sự tiếp xúc nhiều hơn giữa vi sinh vật và các chất bẩn trong nước thải.
Một số vấn đề thường gặp ở giá thể di động trong bể MBBR
Giá thể di động (giá thể lơ lửng) được hiểu đơn giản là nơi trú ngụ, cư trú của vi sinh vật, giá thể có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như: nhựa,… và có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình khối, hình trụ, gối phẳng… Không khó để tìm hiểu và lựa chọn giá thể di động, nhưng điều quan tâm là loại giá thể vi sinh nào phù hợp với hình thức điều kiện xử lý và tiết kiệm chi phí đầu tư của mỗi hệ thống.
Mặc dù hiệu quả xử lý của bể xử lý nước thải sử dụng giá thể di động cao. Tuy nhiên, không phải hệ thống nào cũng hoạt động ổn định với công nghệ này. Trong công nghệ MBBR (giá thể di động) thường có những vấn đề như sau:
- Giá thể vi sinh bị vỡ/bể sau một thời gian vận hành
- Giá thể vi sinh nổi trên bề mặt bể tập trung một chỗ
- Giá thể vi sinh chìm xuống đáy bể
- Vi sinh dính bám ít trên giá thể hoặc không dính bám
- Khung chắn giá thể hoạt động chưa hiệu quả
- Giá thể bị nghẹt vào các thiết bị như bơm chìm trong bể hiếu khí
Nguyên nhân và cách khắc phục về giá thể di động trong bể MBBR
1. Giá thể di động bị vỡ sau một thời gian vận hành
Nguyên nhân:
Giá thể vi sinh bị vỡ là một nguyên nhân liên quan đến chất liệu làm giá thể không được bền và vận hành trong nước thải có độ ô nhiễm cao nên dẫn đến tình trạng giá thể bị vỡ.
Giải pháp:
Lựa chọn vật liệu giá thể phù hợp với tính chất của nước thải.
Liên hệ nhà cung cấp để tìm ra giải pháp phù hợp cho giá thể.
2. Giá thể di động nổi trên bề mặt bể tập trung một chỗ
– Hệ thống phân phối khí không đều
- Cải tạo lại hệ thống phân phối khí cho bể sinh học.
– Tỷ trọng giá thể thấp
- Lựa chọn loại giá thể có tỷ trọng phù hợp với nước thải.
– Lưu lượng khí không đủ để xáo trộn giá thể
- Kiểm tra máy thổi khí, đồng hồ áp, van khóa.
- Kiểm tra đường ống dẫn khí.
- Tăng lưu lượng khí cung cấp ra bể: mở thêm van khí, tăng tần số hoạt động của máy thổi khí, giảm lưu lượng khí cung cấp cho hệ khác, thay đổi máy thổi khí có công suất và lưu lượng lớn hơn.
– Hệ thống xử lý nước thải mới ở giai đoạn khởi động nên vi sinh chưa bám lên giá thể
- Tiến hành chạy khởi động, nuôi cấy vi sinh khi hệ thống hoạt động ổn định vi sinh sẽ dính bám lên giá thể và kéo giá thể lơ lửng trong bể.
– Bể sinh học gặp sự cố:
- Nồng độ DO trong bể thấp, xuất hiện vi khuẩn sợi… cách khắc phục mời bạn tham khảo bài viết “Cách khắc phục vi sinh bị sốc tải trong xử lý nước thải”.
3. Giá thể di động (giá thể lơ lửng) chìm xuống đáy bể
– Do hệ phân phối khí không đều
- Cải tạo lại hệ thống phân phối khí cho bể sinh học.
– Tỷ trọng giá thể sau khi cho vào bể bị tăng cao
- Lựa chọn loại giá thể phù hợp với hệ thống.
4. Vi sinh di động ít trên giá thể
- Lượng vi sinh vật /bùn hoạt tính trong bể sinh học ít hoặc không có
- Kiểm tra chỉ số SV30 của bể sinh học
- Kiểm tra DO của bể sinh học hiếu khí đảm bảo duy trì DO ở mức 2 – 4 mg/l.
- Kiểm tra hiện tượng ở bể sinh học hiếu khí nếu có xuất hiện bọt nổi trên bề mặt. Cách khắc phục:
Bọt nổi lên có màu trắng:
-
- Cần kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể vi sinh bằng cách đo SV30 , pH, DO. Nếu bùn vẫn lắng bình thường, SV không tăng hoặc giảm thì có thể do nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt. Lúc đó, chúng ta sục khí, khuấy đều 30 phút – 1h thì bọt sẽ giảm dần rồi hết, thường thì pH của nước thải cao >= 8.
- Nếu SV30 thấp hơn 150, nên bổ sung thêm vi sinh cho bể hiếu khí bằng cách bổ sung thêm men vi sinh. Ngoài ra, chúng ta có thể giảm lưu lượng nước thải bơm vào để vi sinh có thể sinh trưởng và phục hồi.
- Người vận hành nên kiểm tra lại SVI của bể hiếu khí để có thể xác định nguyên nhân một cách chính xác. Đồng thời, kiểm tra lại chế độ xả bùn dư, lưu lượng bùn tuần hoàn về bể đã phù hợp hay chưa.
- Nếu bùn vẫn lắng bình thường, các chỉ số không chênh lệch đáng kể thì nguyên nhân có thể là do thành phần nước thải đầu vào có quá nhiều chất tạo bọt hoặc chất hoạt động bề mặt.
Bọt nổi có màu vàng nâu: là do vi sinh vật bị chết
-
- Giảm công suất của máy thổi khí giúp giảm lượng bọt tức thời và vớt bọt.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng dầu mỡ trước khi vào bể gom và bể điều hòa. Sau đó bổ sung men vi sinh.
- Để lắng khoảng 1 tiếng rồi bơm nước thải ra. Sau đó bơm nước sạch vào trong bể Aerotank sục khí khoảng 30 phút rồi tiếp tục lắng và bơm thêm lần nữa.
- Ngay lập tức tiến hành cứu vi sinh hoạt tính còn lại bằng cách tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra.
Bọt có màu đen xám: là do thiếu dinh dưỡng,
-
- Tăng lưu lượng nước cần xử lý để tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh vật
- Bổ sung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển
-
- Kiểm tra tỷ lệ cân bằng dinh dưỡng và bổ sung khi cần thiết.
-
- Bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc bùn vi sinh vào hệ thống để tăng lượng vi sinh cho hệ thống.
-
- Hoạt động sục khí quá mức
-
- Kiểm tra DO của bể sinh học hiếu khí đảm bảo duy trì DO ở mức 2 – 4 mg/l.
- Giảm lưu lượng khí cấp ra bể sinh học hiếu khí
- Điều chỉnh giảm tần số hoạt động của máy thổi khí thông qua biến tần.
5. Khung chắn giá thể hoạt động chưa hiệu quả
– Khung chắn giá thể chưa hoạt động hiệu quả sẽ gây ra những tác hại như:
- Giá thể bị trôi ra bể sau.
- Giá thể bị ứ đọng lại ngay trước khung chắn giá thể.
– Khi khung chắn giá thể hoạt động chưa hiệu quả các nhân viên vận hành nên khắc phục bằng cách:
- Chọn khung chắn giá thể phù hợp với giá thể đang sử dụng (Thay bằng sử dụng ống đục lỗ có kích thước bé hơn giá thể đang sử dụng).
- Tính toán diện tích lưới chắn đủ cho công suất của bể.
- Sử dụng ống thổi khí thổi vào khung chắn để loại bỏ lớp bùn cặn mắc phải trong khung chắn
- Định kỳ vớt rác mắc ở khung chắn
6. Giá thể bị nghẹt vào các thiết bị như bơm chìm trong bể hiếu khí
– Khi thiết kế, lắp đặt: đối với các thiết bị (bơm chìm) trong bể MBBR cần gia cố khung chắn giá thể cho thiết bị.
– Khi các thiết bị đã bị nghẹt bởi các giá thể: chúng ta có thể sử dụng dụng cụ bảo trì tháo bơm để lấy giá thể ra khỏi thiết bị, đồng thời gia cố thêm khung chắn cho thiết bị.
Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, Tuấn Vũ là đơn vị hỗ trợ tư vấn giải pháp các vấn đề về nước thải, nước cấp, …. Tuấn Vũ cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu hệ thống xử lý nước đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí qua hotline 0989 107 143
Leave A Comment